Dạy Em Bé Đang Tập Đi: Hiểu Đúng và Sai để Xây Dựng Đạo Đức Mạnh Mẽ
- Người viết: Sales & Products lúc
- Bé 1-3 tuổi (Toddler)
- - 0 Bình luận
Dạy Em Bé Đang Tập Đi: Hiểu Đúng và Sai để Xây Dựng Đạo Đức Mạnh Mẽ
Em bé 20 tháng tuổi của bạn không thể giải thích tại sao điều gì đó đúng hay sai, nhưng trẻ đang bắt đầu hiểu khái niệm này. Trên thực tế, phần lớn những gì bé học được đã có thể giúp bé phân biệt đúng sai ở những dạng cơ bản nhất. Một số nghiên cứu cho thấy trẻ mới biết đi có thể hiểu khái niệm công bằng ngay từ khi 19 tháng tuổi.
Bạn có thể xây dựng dựa trên kiến thức cơ bản này để mở rộng sự phát triển đạo đức của con. Không có gì ngạc nhiên khi có đạo đức tốt sẽ mang lại lợi ích cho trẻ khi chúng lớn lên. Bên cạnh đó, điều này có thể giúp bé đứng lên bảo vệ bản thân và những người khác, đưa ra những lựa chọn tích cực và phát triển các mối quan hệ bền vững, lành mạnh.
Ví dụ, trẻ mới biết đi của bạn có thể thở hổn hển khi một nhân vật làm điều gì đó nghịch ngợm trong một câu chuyện. Hoặc, bé có thể vỗ tay thích thú sau khi giúp bạn dọn dẹp đồ chơi. Bé đã biết sự khác biệt cơ bản giữa sai và đúng dựa trên “tham khảo xã hội”( social referencing) hoặc chú ý đến cách bạn và những người chăm sóc khác phản ứng với mọi việc.
Dưới đây là một số cách để nhấn mạnh đúng và sai khi đạo đức của con bạn tiếp tục phát triển.
Ưu tiên kết nối
Bắt đầu những kết nối tích cực là lộ trình phát triển đạo đức đầu tiên của bé. Việc thể hiện sự quan tâm, lòng trắc ẩn, sự tha thứ và tình yêu thương là “những điều đúng đắn” đối với bé.
Đặt ranh giới
Hướng dẫn tích cực dưới hình thức thiết lập các giới hạn phù hợp với sự phát triển (và tuân theo các giới hạn đó một cách nhất quán nhất có thể) là nền tảng cho sự phát triển đạo đức. Giới hạn giúp trẻ nhỏ học các giá trị quan trọng như trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm giải trình và cách đối xử với người khác.
Nhấn mạnh sự khác biệt
Thuyết Tâm trí (ToM) là một phần quan trọng của việc phát triển đạo đức cho trẻ nhỏ, đặc biệt các bạn đang ở độ tuổi tập đi. Thuyết tâm trí giúp trẻ hiểu rằng những gì chúng nghĩ hoặc cảm nhận không nhất thiết là những gì người khác nghĩ và cảm nhận. Trẻ em xây dựng Thuyết tâm trí của bản thân từ giai đoạn sơ sinh và tập đi, sau cùng giúp trẻ nhận ra hành động của trẻ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến người khác.
Cha mẹ có thể củng cố cho con hàng ngày khi lưu ý về những khác biệt trong cuộc sống. Ví dụ, “Con thích màu xanh lá cây! Em gái con thích màu xanh da trời. Mẹ thích màu tím. Tất cả chúng ta đều thích những màu sắc khác nhau!” Hoặc, “Mẹ biết con muốn chơi với con mèo, nhưng nó muốn chợp mắt. Hãy để nó nghỉ ngơi và con có thể chơi với mèo sau nhé”.
Nói về cảm xúc
Cảm xúc luôn đi đôi với hành vi trong quá trình phát triển đạo đức của trẻ nhỏ. Cha mẹ có thể giúp trẻ hiểu điều đó bằng cách gọi tên và khám phá các cảm xúc, cũng như những cách tích cực để phản ứng lại các cảm xúc đó. Trong giai đoạn đang tập đi của trẻ, việc bé biết tự điều chỉnh bản thân là điều vô cùng khó khăn, nhưng bạn có thể hỗ trợ bằng cách hướng dẫn hành vi một cách nhất quán bắt nguồn từ cảm xúc: “Con có thể bực mình, nóng giận, nhưng con không được đánh. Thay vào đó, con hãy ra ngoài và dậm chân trên mặt đất.
Trên tất cả, cha mẹ hãy kiên nhẫn! Hãy nhớ rằng con bạn đang mới chỉ bắt đầu phát triển những nhận thức về đạo đức đầu tiên! Bé vẫn cần thời gian để biết điều mình đang làm là đúng hay sai và điều quan trọng là trẻ nhỏ cần được hướng dẫn một cách kiên nhẫn. Ban đầu điều này có thể gây khó khăn, nhưng hãy cố gắng giữ thái độ tích cực khi bé làm những việc như giật lấy con gấu bông yêu thích của một người bạn và bỏ chạy. Bình tĩnh và chậm rãi, nên nhớ rằng giai đoạn này là bình thường trong hành trình nhận thức đạo đức của bé và nói chuyện với bé về hành vi đó có thể khiến mọi người xung quanh bé cảm thấy thế nào.
Người dịch và tổng hợp: Nguyễn Hoàng Tường Vy
Viết bình luận
Bình luận