Cha mẹ đã đánh mất cơ hội trò chuyện với con như thế nào?
Cha mẹ đã đánh mất cơ hội trò chuyện với con như thế nào?
- Ba, ba ơi, ba ơi, ba, ba ơi.
- Gì đấy con? - Ba cu Tin cáu kỉn hơi gằn giọng vì bị con réo bên tai. Anh đang bận check lại mail vì có việc gấp.
- Ba coi con làm cái ô tô nè - Cu Tin giơ mô hình ô tô lắp từ lego lên cho ba, khuôn mắt tràn đầy háo hức
- Con lắp ô tô à. ok con. Đi ra chơi cho ba làm việc chút
Thằng bé vẫn không bỏ cuộc:
- Ba, ba thấy cái ô tô của con chưa?
- Rồi, ba thấy rồi mà. Ba cu Tin nói nhưng mắt vẫn không rời màn hình, anh đang tập trung nhìn vào dãy số trong báo cáo.
- Không,ba phải nhìn cơ. Thằng bé khăng khăng.
- Uh, ba nhìn. Ba cu Tin miễn cưỡng quay sang con cười chống chế
- Ui, ô tô xịn thế! Cu Tin sắp siêu đấy. Đi ra lắp tiếp đi con.
Nói rồi anh đẩy thằng bé đi ra. Cu Tin lũn Cũn đi ra khỏi phòng, tay cầm đồ chơi, khuôn mặt bí xị.
Cánh đó dường như không chỉ ở nhà cu Tin mà tôi thấy thấp thoáng trong nhiều căn nhà. Khi cha mẹ bận rộn công việc, họ có nhiều mối bận tâm ở bên ngoài và chỉ ước bọn trẻ của mình tự chơi, tự tìm niềm vui. Họ trả lời con qua loa chiếu lệ, phớt lờ những nhu cầu rất nhỏ của bọn trẻ. Bằng cách đó, cha mẹ đang dần đánh mất cơ hội giao tiếp với con mà không hay. Dưới đây là những lỗi thường gặp của cha mẹ khi trò chuyện với con.
1.Trả lời qua loa, thiếu chú thích
Cha mẹ thường phản hồi nhanh chóng và qua loa, chỉ để kết thúc cuộc trò chuyện thay vì thực sự lắng nghe. Điều này làm trẻ cảm thấy bị bỏ rơi và thiếu sự quan tâm từ cha mẹ.
2. Không có cảm giác chú ý
Ánh mắt là công cụ giao tiếp quan trọng, giúp thể hiện sự quan tâm và lắng nghe. Cha mẹ bận rộn với điện thoại, máy tính hoặc công việc mà không nhìn vào con khi trò chuyện sẽ khiến trẻ cảm thấy không được chú ý và mất đi sự kết nối
3. Hứa hẹn không thực hiện
Nhiều bậc cha mẹ thường hứa sẽ chơi với con hoặc trò chuyện với con sau khi hoàn thành công việc, nhưng cuối cùng lại không thực hiện. Điều này làm trẻ mất niềm tin vào cha mẹ và cảm thấy lời nói của
4. Phê bình hoặc bác bỏ cảm xúc của trẻ
Một số cha mẹ có xu hướng bác bỏ cảm xúc của trẻ hoặc không xem vấn đề quan trọng của trẻ, cho rằng chúng không quan trọng. Điều này khiến trẻ cảm thấy bị bỏ rơi và không thể hiểu được.
Ví dụ: Khi trẻ buồn hoặc khó chịu về một vấn đề nào đó, cha mẹ có thể phản hồi kiểu “Có gì đâu mà buồn, con lo chuyện không đâu” thay vì tìm hiểu cảm xúc của trẻ.
5. Áp đặt suy nghĩ và không lắng nghe
Thay vì lắng nghe và tìm hiểu quan điểm của trẻ, nhiều cha mẹ có xu hướng áp đặt suy nghĩ và đưa ra giải pháp mà không để trẻ trình bày. Điều này làm cho trẻ cảm thấy bị ép buộc và từ đó có cảm xúc tiêu cực
Ví dụ: Khi trẻ gặp vấn đề, cha mẹ thường nói: “Con chỉ cần làm thế này là xong, không cần phải suy nghĩ nhiều” mà không cần lắng nghe những gì trẻ đang cảm thấy hoặc nghĩ.
6. Không dành đủ thời gian chất lượng cho con
Ngay cả khi ở cùng con, cha mẹ có thể chỉ dành thời gian vật lý chứ không có mặt tinh thần. Điều này có nghĩa là họ có thể ở cùng trẻ nhưng tâm trí lại ở nơi khác, không tham gia thực sự vào hoạt động chung.
Ví dụ: Cùng con ngồi chơi nhưng cha mẹ lại dùng điện thoại, không tập trung vào trò chơi hoặc câu chuyện mà con đang kể.
7. Sử dụng ngôn ngữ tiêu cực
Cha mẹ có thể vô tình sử dụng ngôn ngữ tiêu cực khi trẻ phạm lỗi hoặc làm điều gì đó không như ý muốn, nảy ra như chỉ trích hay làm trẻ cảm thấy tội lỗi.
Ví dụ: Khi trẻ làm đổ nước, cha mẹ có thể bộc phát la trẻ: “Làm gì mà hậu đậu thế!” Điều này không giúp trẻ cải thiện được lỗi sai của mình mà tạo ra khoảng cách giữa cha mẹ, con cái. Từ đó khiến trẻ không có nhu cầu trò chuyện, chia sẻ với cha mẹ.
Những sai sót này, nếu lặp đi lặp lại, sẽ khiến trẻ không có cảm giác an toàn trong mối quan hệ với cha mẹ. Từ đó trẻ sẽ có xu hướng chống đối hoặc thu mình, không chia sẻ, giao tiếp với cha mẹ. Để cải thiện, cha mẹ cần chú ý lắng nghe, tương tác tích cực và dành thời gian chất lượng cho con, đồng thời tránh áp đặt hay bỏ qua cảm xúc của trẻ. Đó sẽ là chìa khóa để xây dựng mối mối bền chặt và gắn kết giữa cha mẹ và con cái.