Workshop Rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ

Không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới, tỷ lệ trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ và các rối loạn phát triển khác ngày càng tăng nhanh gấp hơn 10 lần trong 10 năm qua. Điều này không chỉ dẫn tới sự hoang mang, lo lắng của các bậc phụ huynh là liệu con mình có dấu hiệu bị tự kỷ hay không, hay khi bé bị chẩn đoán bị tự kỷ thì mình cần phải đối mặt với điều đó như thế nào, cần điều trị cho con như thế nào để con có thể hòa nhập. Tất cả sẽ được giải đáp trong chuỗi workshop gia đình: “Trẻ tự kỷ cần tri kỷ” được tổ chức bởi Smiley và đội ngũ chuyên gia.

 

Tự kỷ là gì?

Tự kỷ/ rối loạn phổ tự kỷ là một rối loạn lan tỏa sự phát triển do bất thường của não bộ xuất hiện sớm trong những năm đầu đời. Trẻ bị tự kỷ có những biểu hiện kém tương tác xã hội, bất thường về ngôn ngữ, giao tiếp và hành vi. Do truyền thông chưa đến được với nhiều phụ huynh, các bậc cha mẹ chưa nhận thức rõ về các dấu hiệu báo động của tự kỷ, dẫn đến việc không phát hiện kịp thời để đưa trẻ đi thăm khám và lên kế hoạch can thiệp.

 

Các con số đáng lưu ý

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ước tính trên toàn thế giới, cứ 160 người thì có 1 người tự kỷ. Ở Mỹ, tỷ lệ từ 1/1000 trẻ bị tự kỷ năm 2007, đến nay con số này là 1/64, tăng gấp 15 lần. Con số còn đáng kinh ngạc hơn ở Việt Nam khi số liệu của Tổng cục thống kê cho thấy, trong 6.2 triệu trẻ khuyết tật, có tới 1 triệu trẻ tự kỷ và 8 triệu người bị ảnh hưởng, con số này đã tăng 5 lần trong 10 năm qua. 

Nguồn: Tổng cục thống kê về trẻ khuyết tật 2019.

 

Tự kỷ có những dấu hiệu gì?

Trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ có 3 nhóm biểu hiện như sau:

Triệu chứng xã hội:

  • Không muốn giao thiệp với bạn bè cùng trang lứa đôi khi với chính người thân;
  • Ngại tiếp xúc với cộng đồng xung quanh (nơi  ở, trường học, khu vui chơi…)
  • Gặp vấn đề trong việc giao tiếp bằng ánh mắt với người khác

Triệu chứng về giao tiếp:

  • Không giao tiếp (bằng lời hay bằng hành động) với người khác;
  • Chậm hoặc hoàn toàn không biết nói;
  • Khi đã biết nói thì có xu hướng lánh xa các trường hợp giao tiếp xã hội, nơi đông người;
  • Nói lẩm bẩm, nói kiểu tiếng vang hoặc lặp đi lặp lại một đoạn của một cuộc hội thoại nào đó bé nghe được trên truyền thanh, truyền hình, phim hay mạng internet.

Triệu chứng về hành vi:

  • Lặp đi lặp lại một số hành vi ví dụ như ném đá, vỗ chân, tay.
  • Không quan tâm đến trẻ khác/ người khác
  • Không thích leo trèo, chơi trò tương tác với người khác 
  • Không biết cách chơi phù hợp với đồ chơi 
  • Không nhìn vào mắt ba mẹ nhiều hơn 2 giây, không cười đáp lại, phản ứng khi ba mẹ gọi tên
  • Thiếu nhạy cảm với các kích thích bên ngoài (âm thanh, ánh sáng, tiếp xúc)
  • Chậm phát triển các kỹ năng vận động, ngôn ngữ và nhận thức;
  • Có phản ứng cảm xúc bất thường, lo sợ

Tuy nhiên các triệu chứng thể hiện ra bên ngoài chưa thể khẳng định được trẻ bị tự kỷ vì có rất nhiều triệu chứng của tự kỷ giống, hoặc gần giống, hoặc trùng lắp với các rối loạn phát triển khác như rối loạn lo âu, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, tăng động giảm chú ý,... Vì vậy khi có các dấu hiệu nhận biết sớm, ba mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế chuyên môn để quan sát, đánh giá, chẩn đoán và lên liệu pháp điều trị phù hợp. 

Tự kỷ ảnh hưởng như thế nào?

Trên thực tế, có nhiều trường hợp trẻ bị tự kỷ nhưng phụ huynh không nhận biết và chỉ đưa trẻ đến phòng khám vì lý do ‘chậm nói’. Điều này khiến cho việc can thiệp cho trẻ bị chậm trễ và hiệu quả không cao. Nếu không được can thiệp sớm đúng phương pháp, vấn đề tự kỷ có thể làm cho trẻ chịu những hệ quả rất nặng nề như không nói được, không giao tiếp được, không tự phục vụ bản thân được suốt cuộc đời, và trẻ không thể đến trường hay hòa nhập môi trường đi học hay đi làm sau này.

 

Vì sao việc hiểu đúng, chẩn đoán đúng và can thiệp sớm quan trọng?

Tuy nhiên, việc kết luận sai trẻ bị tự kỷ thay vì thực tế trẻ bị một rối loạn phát triển khác còn tồi tệ hơn. Bởi gia đình ông bà, ba mẹ sẽ bị ảnh hưởng đến tâm lý nặng nề, hay trách móc, xấu hổ, bối rối, hỗn loạn. Và khi kết luận vội vàng, kết luận sai sẽ khiến cho liệu trình can thiệp của trẻ không đạt được kết quả, chưa kể đến hậu quả khiến cho bệnh của trẻ nặng hơn.

 

Thời điểm can thiệp tốt nhất cho trẻ tự kỷ là ba năm đầu đời, do bộ não có tính linh hoạt, nơron thần kinh liên kết lỏng nên dễ nối kết. Có nhiều phương pháp can thiệp, như can thiệp hành vi, trị liệu ngôn ngữ, trò chơi, giác quan và dinh dưỡng. Ba mẹ trước khi quyết định theo liệu trình trị liệu nào cần phải có sự hướng dẫn từ bác sĩ, chuyên gia tâm lý, giáo dục đặc biệt.

 

Vì sao ba mẹ nên tham gia workshop tổ chức bởi Smiley?

Chính vì vậy, đội ngũ chuyên gia của Smiley cùng với các đối tác là các bác sĩ và các chuyên gia giáo dục đặc biệt mong muốn tổ chức một chuỗi hội thảo để hỗ trợ các ba mẹ có con đang bị hoặc nghi ngờ có dấu hiệu tự kỷ sẽ được hiểu đúng về loại khuyết tật phát triển này cũng như những rối loạn phát triển liên quan khác để từ đó xác định rõ hơn trẻ thực sự có bị tự kỷ hay không. 

Công cụ mà chúng tôi sử dụng là bảng câu hỏi đã được đơn giản hóa để ba mẹ có thể sử dụng, quan sát và đánh giá các dấu hiệu sớm. Đặc biệt các dấu hiệu đặc trưng cho tự kỷ và phân biệt với các rối loạn phát triển khác. 

Đồng thời, đội ngũ chuyên gia cũng sẽ hướng dẫn trực tiếp cho ba mẹ một số bài tập thực hành đồng hành dạy con tại nhà để rèn luyện về ngôn ngữ, vận động, nhận thức cho trẻ cũng như giải đáp các thắc mắc cho ba mẹ. 

 

Lịch trình chuỗi workshop "Trẻ tự kỷ cần tri kỷ" gồm 2 buổi

Chủ đề

Nội dung chính

Thời gian

Hình thức

Địa điểm

Phí tham dự

Hiểu đúng về các rối loạn ở trẻ và rối loạn phổ tự kỷ

1. Hiểu về các rối loạn phát triển tâm lý nhận thức ở trẻ

2. Các dấu hiệu nhận biết sớm và thời điểm phù hợp để can thiệp, trị liệu

3. Cách lựa chọn trung tâm chẩn đoán, trị liệu

19h30 - 21h00,

Thứ 7, 1/7/23

Online

Zoom

Miễn phí, đóng góp thiện nguyện tùy tâm

Cách ba mẹ chấp nhận và đồng hành cùng trẻ tự kỷ

1. Ba mẹ đối mặt với chẩn đoán trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ như thế nào

2. Thực hành một số bài tập hỗ trợ con tại nhà cùng chuyên gia giáo dục đặc biệt

3. Hỏi đáp cùng chuyên gia về cách tương tác, hỗ trợ trẻ tại nhà

8h30- 11h30,

Chủ nhật, 

16/7/23

Offline

Quận 1, HCM

200,000đ, 

hoặc đóng góp quỹ thiện nguyện

 

Để đăng ký tham dự workshop, ba mẹ vui lòng điền thông tin vào form đăng ký sau đây trước ngày 30/6/2023: https://forms.gle/b31Vc636hi82YTGS9 

Ban tổ chức sẽ gửi email xác nhận và link nhóm zalo cho workshop để mọi người có thể cập nhật link tham dự cũng như nhận tài liệu sau buổi chia sẻ.

 

Workshop tổ chức phi lợi nhuận. Toàn bộ phần phí thu được từ việc tổ chức workshop ngoài tự trang trải cho chi phí tổ chức, hệ thống, chúng tôi sẽ sử dụng để tổ chức các đoàn thiện nguyện hoặc gửi cho Mái ấm Thiên Thần Q9 để hỗ trợ nuôi các em nhỏ. Việc đóng phí giúp ba mẹ cam kết hơn trong việc tham gia hiểu và đồng hành cùng con, cũng như trân quý sự chia sẻ từ các chuyên gia.