Các tật liên quan đến khả năng lực tập trung ở bé

Các tật liên quan đến khả năng lực tập trung ở bé

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng người phương Đông (trong đó có Việt Nam thường thiệt thòi hơn người phương Tây về khả năng suy nghĩ ở một số điểm. Cụ thể, trong khi người phương Tây chú trọng nhiều đến sự phân loại, các đối tượng riêng biệt, logic và hình dạng; người phương Đông chú tâm hơn vào sự liên hệ, tính thẩm mỹ, tính biện chứng và bản chất của sự vật, hiện tượng[1]. Do đó để bé trở thành người toàn diện thì bên cạnh việc để các thế mạnh trong sự nhận diện sự liên hệ, tính thẩm mỹ, tính biện chứng và bản chất của sự vật, hiện tượng phát triển tự nhiên, ba mẹ cần giúp bé nâng cao các khả năng vốn được xem là thế mạnh của người phương Tây, đặc biệt là khả năng tập trung [2]. Sự tập trung hay chú ý (attention) thực tế là một trong 6 tiến trình nhận thức cốt lõi của bất cứ cá nhân nào.

Sự tập trung là gì?

Tập trung là sự chú tâm vào một ý muốn hay đối tượng nhất định, qua đó kiểm soát cách thức thông tin được xử lý trong tâm trí của con người [3]. Như vậy, khả năng tập trung trực tiếp kiểm soát việc xử lý thông tin, vốn là cơ sở cho mọi hoạt động của bé; do vậy việc làm chủ khả năng tập trung là vô cùng quan trọng và hứa hẹn khả năng của bé để đạt được những năng lực thể chất và nhận thức khác. Ngược lại, việc thiếu tập trung dẫn đến nhiều hậu quả, đơn giản nhất là sự suy giảm hiệu quả học và chơi, hoặc nghiêm trọng hơn là các suy nghĩ hay hành động nguy hiểm. Do đó việc nâng cao khả năng tập trung không những có hiệu quả trong thời niên thiếu của bé mà còn có lợi ích lâu dài khi bé lớn lên, làm việc và sinh sống sau này. Nguy hiểm hơn nữa, nếu không được quan tâm đúng mức thì sự suy giảm khả năng tập trung có thể gián tiếp kéo theo những bệnh nguy hiểm chẳng hạn như hậu quả của các tai nạn, té ngã khi bé lơ là.

Các bệnh tật liên quan đến khả năng tập trung của bé

Các bệnh, rối loạn liên quan đến khả năng tập trung hay được gọi chung là Rối loạn thiếu tập trung (attention deficit disorder- ADD. thuật ngữ ADD thường được dùng để chỉ tình trạng sức khỏe tâm thần của những người, nhất là các em nhỏ gặp khó khăn quá mức trong việc tập trung mà không bao gồm các triệu chứng của ADHD như tình trạng bốc đồng hay hiếu động thái quá.

Bản chất của ADD có thể hiểu nôm na là các bệnh tật khiến năng lực tập trung của bé vì một lý do nào đó (như sự quan tâm, nỗi lo âu hay nỗi ám ảnh) kéo ra khỏi thực tại xung quanh hay công việc bé đang làm.

 ADD có liên hệ đến hầu hết nằm trong số các dạng bệnh tâm lý nhận thức được nói đến nhiều nhất về nhận thức ở trẻ nhỏ, có thể kể đến là[4] :

  • Lo âu (anxiety)

  • Rối loạn tăng động, giảm chú ý (ADHD)

  • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)

  • Rối loạn phổ tự kỷ (ASD)

Hình 1. Rối loạn thiếu tập trung và các dạng rối loạn nhận thức liên quan đến tập trung

Trong đó, ADHD và ASD là hai dạng tương đối phức tạp, trong khi và OCD là khá phổ biến. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu về chúng trong bài này và bài 1.1, 1.2.

1. Lo âu

Lo âu (anxiety) thường được xem là dạng rối loạn thiếu tập trung phổ biến nhất mà ở đây thay vì tập trung vào đối tượng ở ngay hiện tại mà mình đang tham gia; tâm trí của bé lại hướng đến một số đối tượng khác. Các đối tượng này đa dạng theo lứa tuổi của bé. Điều tích cực là nhiều nỗi lo lắng dần sẽ trở nên bình thường khi bé lớn lên [5].

Đối tượng gây lo âu

Tuy bé có thể lo âu về nhiều thứ, song một nỗi sợ phổ biến là lo sợ bị chia cắt hay với ba mẹ hay người thân. Thật vậy, bé có thể cố gắng bám dính hoặc khóc lóc khi ba mẹ đi làm, đi du lịch hoặc có thái độ quan tâm các bé khác. Đây không hẳn là tính ích kỷ của bé, mà là một phản ứng lo âu phổ biến. Ba mẹ đừng lo lắng vì tình trạng này thường sẽ hết khi bé đến tuổi lên 2-3. Ngoài ra, trẻ nhỏ cũng thường có những nỗi lo sợ khác chẳng hạn như một số loài động vật (như côn trùng, ếch nhái), gió bão, độ cao, bóng tối hay sợ nước.

Hình 2. Lo âu làm bé bối rối, mệt mỏi

Triệu chứng

Sự lo âu của bé có thể được nhận thấy khi có các dấu hiệu trực tiếp sau đây ở mức nhiều bất thường:

  • Trở nên cáu kỉnh, hay khóc hoặc hay đeo bám người lớn;

  • Khó ngủ;

  • Giật mình giữa đêm;

  • Đái dầm;

  • Gặp ác mộng.

Ngoài ra, bé cũng có thể có những dấu hiệu gián tiếp cho thấy sự lo âu:

  • Thiếu tự tin khi đối diện với cái mới hay chỉ thích làm đi làm lại các hoạt động mỗi ngày với phương thức quen thuộc;
  • Khó tập trung;

  • Gặp khó khăn cho việc ăn, ngủ;

  • Cáu bẳng;

  • Suy nghĩ tiêu cực, nghĩ nhiều rằng những việc xấu sẽ xảy đến;

  • Tránh né các hoạt động thường ngày như gặp mặt bạn bè, đến nơi đông người hay đi học.

Vì sao bé lo âu?

Một số bé có thể lo âu nhiều hơn các bé khác và đây là điều hoàn toàn tự nhiên. Tuy nhiên có thể rút ra những giai đoạn sau đây là lúc thường dễ lo âu nhất (một cách tự nhiên):

  •  Những dịp áp lực, bất thường trong cuộc đời mình, chẳng hạn như thi cử, kiểm tra, phải chuyển nhà, chuyển trường học, lên lớp;

  • Sau những trải nghiệm đau đớn trong cuộc đời ví dụ như sự qua đời của người thân hay bạn bè, tai nạn giao thông, cháy nhà, chiến tranh;

  • Chứng kiến các cãi vã, bất hòa trong gia đình hay các cuộc ẩu đả, thanh toán giữa các băng đảng xã hội đen làm bé cảm giác không an toàn và lo lắng cho chính mình và người thân.

  • Biết được những khó khăn của ba mẹ liên quan đến cuộc sống, tài chính, an toàn xã hội, quan hệ giao tế, nhất là với những người bé gần gũi;

  • Ý thức được về các khiếm khuyết, thua kém so với bạn bè hay những người xung quanh, hay bị bắt nạt.

Hình 3. Lo âu làm bé rũ rượi, muộn phiền

Hướng xử lý 

Sự lo âu ở mức bệnh lý cần được xử lý. Song công bằng mà nói thì việc bé có những lo sợ nhất định, nhất là những nỗi sợ mang tính bản năng như sợ côn trùng, bóng tối, lửa, nước suy cho cùng cũng là tốt cho sự an toàn của bé nói chung.

Vấn đề ở đây chính là một số nỗi lo sợ tập nhiễm như ma mị, bắt nạt cần được đối trị và đề phòng.

Cách đối trị

Đối trị là khi trẻ đã không may rơi vào tình trạng lo âu bất thường. Có hai việc ba mẹ cần làm là tìm hiểu đối tượng mà bé đang lo âu đến và không làm trầm trọng thêm tình trạng của bé. Để xác định đối tượng gây nên sự lo âu, ba mẹ cần tinh tế quan sát những biểu hiện hàng ngày của bé hoặc hữu hiệu hơn nữa là cùng bé đến chuyên gia tâm lý để thực hiện các bài kiểm tra chuyên dụng.

Sau đây là một số câu hỏi thông dụng mà Hiệp hội phòng chống lo âu và tự kỷ Hoa Kỳ sử dụng để đánh giá tình trạng lo âu của trẻ [6]:

  • Bé có những nỗi lo xa hay nỗi sợ tiếp diễn nào liên quan đến các tình huống với người lạ không?
  • Bé có lo lắng quá mức về các biến cố hay các hoạt động khác không?
  • Bé có biểu hiện khó thở hay tim đập nhanh mà không có lý do rõ ràng không?
  • Bé có quen những người không đồng trang lứa không (ngoại trừ gia đình và những người quen biết)
  • Bé có thường cảm thấy lo lắng hay e ngại tương tác với bạn bè không?
  • Bé có nỗi sợ lâu dài và vô cớ đối với một tình huống (như độ cao, đi thang máy, đi bơi), đồ vật (như dao kéo, xe cộ…) hay loài vật (như nhện, rắn rết, chó mèo…) nào không?
  • Khi đối diện với các đối tượng hay tình huống gây sợ hãi thì bé có những biểu hiện lạ như điếng người, bám chặt lấy ba mẹ hay giận dữ bất ngờ hay không?
  • Bé có lo lắng quá mức về năng lực hay khả năng của bản thân không?
  • Bé có hay giận dữ, không muốn lìa xa một thành viên trong gia đình hay một người quen nào đó không?
  • Bé có biểu hiện sa sút trong kết quả học tập ở trường, không muốn đi học hay không chịu tham gia các hoạt động xã hội với bạn bè đồng trang lứa không?
  • Bé có dành ít nhất 1 giờ mỗi ngày làm đi làm lại cùng một việc như rửa tay, kiểm tra, sắp xếp hay đếm ngón tay, ngón chân hay các bộ phận khác trên thân thể không?
  • Bé có hay nói về các nỗi sợ phóng đại hay phi lý của người khác có ảnh hưởng đến giao tiếp xã hội hay việc học của mình không? (Bao gồm cả truyện kể trên phim ảnh, internet, truyền hình, trò chơi điện tử)
  • Bé có trải qua nhiều cơn ác mộng, đau đầu, đau bụng không?
  • Bé có biểu hiện không trân trọng đồ chơi, không tôn trọng hiện trường của các sự kiện gây phiền nhiễu không( như tai nạn giao thông, hay thấy người khác té ngã)?
  • Bé có lặp lại một hoạt động nào đó vì sự bất mãn cá nhân do kết quả không như ý muốn không?

Với các câu hỏi trên, nếu bé có ít nhất một câu trả lời là “ ” thì bé có nguy cơ rối loạn lo âu. Ba mẹ nên liên hệ chuyên gia của chúng tôi để được tư vấn chuyên sâu và giúp con vượt qua sự lo âu.

Trước mắt, ba mẹ có thể thực hiện như sau để giải toả phần nào nỗi lo âu của bé:

  • Với các bé có biểu hiện lo âu khi mất hoặc phải tạm thời lìa xa người thân thì ba mẹ nên chọn lọc và cho bé xem những sách, truyện, phim nhằm giúp bé hiểu cảm giác của người khác và của bản thân
  • Nếu phải để con chuyển nhà, chuyển trường thì ba mẹ cần nắm rõ những thay đổi mà bé sẽ phải đối mặt để dặn dò trước khi sự việc xảy ra đồng thời cũng cần giải thích lý do hợp lý.
  • Ba mẹ nên cố tránh tự bảo vệ bản thân quá mức hay thể hiện cảm giác lo lắng.
  • Ba mẹ nên cùng bé thực hành các phương pháp giảm căng thẳng như hít thở chậm và sâu 3 lần đồng thời đếm đến 3, sau đó thở ra cũng đếm đến 3.
  • Ba mẹ có thể đánh lạc hướng bé (chẳng hạn như bằng đồ chơi, âm thanh, hình ảnh để tạm thời giải tỏa lo âu.

Cách đề phòng

Trong các trường hợp thi cử, bé lên lớp, ba mẹ cần hỗ trợ trấn an cho bé cũng như cho bé sự trang bị cần thiết ví dụ như các học cụ hay chế độ dinh dưỡng cao hơn bình thường để bé có sự tự tin rằng mình đã chuẩn bị.

Những nỗi lo âu này cơ bản sẽ giảm dần trong suốt quá trình bé lớn lên. Tuy nhiên, cũng có những nỗi lo lắng đáng chú ý như sợ ma, chuyện tâm linh. Đây là những nỗi sợ đáng để ba mẹ lưu ý để tránh cho bé tiếp xúc.

Cụ thể ba mẹ nên thực hiện như sau để phòng ngừa khả năng con bị rối loạn lo âu:

  • Dạy bé tự nhận ra các dấu hiệu để tự nhận ra tình trạng lo lắng của mình và chia sẻ cảm xúc với ba mẹ hay cô giáo.
  • Khuyến khích bé tự kiểm soát nỗi lo âu và nhờ người lớn giúp đỡ khi cần.
  • Các bé ở mỗi lứa tuổi thường có những thói quen nhất định, do vậy ba mẹ nên khuyến khích bé cố gắng thực hiện các thói quen này những khi có thể, ví dụ như giờ giấc ăn ngủ, xem phim,...
  • Biến một hộp rỗng (ví dụ như hộp khăn giấy) thành “Hộp lo âu” để bé viết hoặc vẽ ra nỗi lo của mình và bỏ vào hộp. Bé nên tự mình cất giữ chiếc “ Hộp lo âu” để cảm giác an tâm rằng được ba mẹ tôn trọng. Đến cuối ngày, cuối tuần hay cuối tháng, ba mẹ cùng bé mở “ Hộp lo âu” ra để cùng nhau trò chuyện và xử lý các lo âu của bé.
  • Tương tự như “ Hộp lo âu”, nếu đến một lúc nào đó, bé không thích ba mẹ đọc về những lo lắng của mình thì ba mẹ có thể khuyến khích bé viết hay vẽ ra cho riêng mình trong một quyển nhật ký. Thói quen này cho phép bé suy ngẫm và theo dõi những lo lắng của mình nhờ đó sẽ hạn chế phần nào sự giận dữ, bốc đồng và cáu bẳng.

Khi tình trạng lo âu của bé bắt đầu có diễn tiến nghiêm trọng, chẳng hạn như bé bỏ ăn tự cô lập hoặc tự làm tổn thương mình hay những người xung quanh (bằng lời nói hay hành động) thì ba mẹ hãy liên hệ với Smiley để nhận được sự trợ giúp từ các chuyên gia của chúng tôi.

2. Rối loạn tăng động, giảm chú ý - Attention Deficit Hyperactivity Disorder (ADHD)

Rối loạn tăng động, giảm chú ý - Attention Deficit Hyperactivity Disorder (ADHD) là một bệnh mạn tính xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Song, xuất hiện nhiều ở trẻ em; và ADHD ở người lớn thường là hậu quả của ADHD ở tuổi nhỏ nhưng không được chữa trị đúng cách.

Triệu chứng
ADHD được chẩn đoán nhiều ở trẻ em với biểu hiện là:

  • Khó chú ý, 

  • Hiếu động thái quá, 

  • Bốc đồng, 

  • Tăng động.

Các dấu hiệu cảnh báo dễ nhận thấy là: 

  • Bé nói nhiều, 

  • di chuyển thường xuyên, 

  • Hiếu động, 

  • Bất cẩn khi học tập, chơi, 

  • Thiếu tập trung khi thực hiện từ các việc đơn giản như sinh hoạt hàng ngày đến các việc phức tạp hơn như bài tập về nhà, 

  • dễ bị phân tâm; hay quên đồ chơi, dụng cụ học tập hay các hoạt động ở nhà hay ở trường [7], 

  • Thiếu kiên nhẫn, 

  • Phản ứng chậm khi được nhắc đến trong khi trò chuyện [8].

Bên cạnh các triệu chứng trực tiếp liên quan đến khả năng tập trung như trên, ADHD còn có thể kéo theo những tình trạng bệnh lý và tâm lý như sau:

  • Trầm cảm

  • Lo âu, bồn chồn (Anxiety)

  • Rối loạn lưỡng cực (Bipolar Disorder)

ADHD thực chất là một bệnh nguy hiểm hơn nhiều người nghĩ và được xếp vào bệnh lý thần kinh. Nguy hiểm hơn nữa là ADHD xuất hiện từ thuở ấu thơ có thể tiếp diễn đến tuổi trưởng thành [6].
Như vậy, thử thách lớn để ba mẹ có thể nhận ra con mình bị ADHD đó là những triệu chứng đối lập nhau, chẳng hạn như bé vừa có thể bị tăng động, vừa có thể trì trệ, trầm tính. Cũng vì tính chất phức tạp này và sự tương tự trong biểu hiện bên ngoài của ADHD mà việc chẩn đoán ADHD thường đi kèm với những ràng buộc khắc khe[7] sau đây:

  • Nhiều biểu hiện của sự không chú ý, tăng động, bốc đồng bộc lộ trước tuổi 12;

  • Các triệu chứng tương tự diễn ra ở hai (hay nhiều hơn) các môi trường khác nhau (chẳng hạn như ở nhà và ở trường, với bạn bè và với người thân, hay trong các hoạt động khác nhau,...)

  • Có những chứng cứ rõ ràng về sự tác động (tiêu cực) đến chất lượng cuộc sống, giao tiếp xã hội, trưởng thành...)

  • Các triệu chứng không thể được giải thích bởi các bệnh tâm lý và tâm thần khác như rối loạn cảm xúc, rối loạn phân ly, rối loạn tính cách. Đặc biệt, các triệu chứng không diễn ra do tâm thần phân liệt, hay các rối loạn tâm thần khác.
     

Hướng điều trị


Như vậy ADHD là một dạng rối loạn phức tạp và dễ chẩn đoán sai. May mắn là khoa học đã đưa ra đưa ra những hướng điều trị ADHD bao gồm[9]:

Dùng thuốc chống loạn thần, an thần:
Một số loại thuốc sau đây có thể được bác sĩ kê đơn như Abilify, Adderall, Quillivant. Đây là giải pháp có tác dụng tức thì, song nhìn chung không được chúng tôi khuyến khích và chỉ nên được sử dụng với sự thăm khám và tư vấn của bác sĩ hay chuyên gia tâm lý, nhận thức.
Hướng tự nhiên bao gồm:

  • Bổ sung vitamin, dưỡng chất, chế độ ăn uống lành mạnh giúp tối ưu hoá hoạt động của não bộ bao gồm thực phẩm giàu protein, khoáng chất( Kẽm, sắt, magie), nhiều rau quả, omega-3 và các axít béo tốt cho sự phát triển của não bộ. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy caffeine liều cao có (tầm 600mg mỗi ngày) có thể giúp kiểm soát tình trạng tăng động[10]. Song việc sử dụng caffeine liều cao nhất thiết phải được kiểm soát chặt chẽ vì đây là một chất kích thích, tăng hưng phấn.

  • Rèn luyện não, trí nhớ, tâm lý với các phương pháp như AttendGo, b-Calm, Brain Age, BrainLeap, Brain Ballance, Cogmed, Forbrain, LearningRx, Lumosity, NeuroTracker,...

  • Điều trị nhận thức với các liệu pháp hành vi như MoodGYM, myCompass,..

  • Luyện tập hành vi với ba mẹ với các phương pháp như Esteem, chương trình làm Ba mẹ tích cực,...

  • Các liệu trình khác như Thiền chánh niệm, Monarch eTNS.

Các phương pháp điều trị trên dù là tự nhiên hay can thiệp bằng thuốc đều cần hết sức thận trọng và nhất thiết phải tham khảo ý kiến chuyên gia. Đặc biệt hơn là việc dùng các tác nhân hóa học như caffeine có thể kéo theo tác dụng ngoài ý muốn, do đó nhất thiết phải có chỉ định của chuyên gia. Trong khi chờ sự giúp đỡ của chuyên gia thì tự thân ba mẹ có thể khởi động quá trình điều trị cho bé bằng việc làm mẫu cho con trong việc xử lý hoạt động hàng ngày một cách tập trung, điềm tĩnh với những suy nghĩ lý trí và tích cực. 
ADHD là bệnh nguy hiểm với di chứng nặng nề, có thể tiếp diễn lâu dài ngay cả khi con đã đến tuổi trưởng thành, do đó hãy gọi cho chúng tôi để được các chuyên gia tư vấn khi bạn thấy con có bất cứ dấu hiệu nguy cơ như đã nêu trên, trong khi bé vẫn còn cơ hội phục hồi.
 

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế - Obsessive-compulsive disorder (OCD) là một chứng rối loạn mãn tính ở trẻ em. OCD có đặc trưng là sự tái diễn của những ám ảnh cưỡng chế ảnh hưởng xấu đến 0.5%-3% trẻ nhỏ[11].
Hậu quả trực tiếp của OCD là bé bị cản trở suy nghĩ do nỗi sợ hãi không đáng có, do vậy gây khó khăn cho việc tập trung. Hai chữ “ cưỡng chế” trong tên gọi ở đây có nghĩa là bé không hề chủ động dẫn dắt suy nghĩ đến cảm giác sợ hoặc thậm chí đôi khi nỗi sợ đột ngột phát sinh mà không có liên hệ trực tiếp nào đến việc bé đang làm. OCD dù những nguyên nhân khác nhau nhưng thường có một số triệu chứng chung.
Hình 4. Bé bị ám ảnh cho nên có xu hướng thu mình lại và làm những gì khiến mình cảm giác an toàn.

Triệu chứng
Bản thân OCD là sự chiếm dụng khả năng tập trung của bé nên t
hường chỉ có các biểu hiện gián tiếp vô hình trong suy nghĩ của bé hơn là biểu hiện bên ngoài. Cụ thể, các biểu hiện (bên trong suy nghĩ) của bé bao gồm [12]:

  • Có những nghĩ suy, thôi thúc và hình ảnh không mong muốn tái hiện nhiều lần, gây nên lo âu, phiền muộn.

  • Có xu hướng chần chừ, nghĩ đi nghĩ lại một thứ nhiều lần, trong khi nói cũng nói đi nói lại nhiều lần cùng một thứ (chẳng hạn như khi đếm, lặp đi lặp lại một câu, từ một cách thầm lặng và ồn ào).

  • Làm đi làm lại một viêc gì đó nhiều lần.Chẳng hạn bé có thể rửa tay nhiều lần hoặc quá lâu trong cùng một lần, sắp xếp vài thứ theo một trật tự, kiểm tra đi kiểm tra lại cùng một thứ nhiều lần như kiểm tra thắt lưng, khoá cặp, đóng cửa phòng.

  • Làm đi làm lại một việc gì đó theo cùng một quy luật cho đến khi đạt được hoàn toàn theo những tiêu chí nào đó khiến cho sự ám ảnh qua đi.

Sở dĩ bé làm đi làm lại một việc nhiều lần vì vẫn cảm giác mình làm sai, xấu, chưa đạt cho nên làm lại sẽ khiến mình cảm giác tốt hơn.

Đối với những ám ảnh nhất định, một số triệu chứng có thể là phổ biến hơn, ví dụ như với đợt dịch bệnh COVID19, nhiều trẻ có xu hướng lặp đi lặp lại việc làm vệ sinh, giặt giũ, rửa tay, tắm rửa, nhất là rửa và khử khuẩn tay [13].
Nguyên nhân
Nguyên nhân rõ rệt của OCD vẫn chưa được biết đến hoàn toàn.
Trên phương diện thần kinh, nguyên nhân được cho là do các phần khác nhau trong não không liên lạc hiệu quả với nhau.
Trên phương diện môi trường thì nếu gia đình có người bị lo âu hoặc trải qua một biến cố đau thương thì bé có nguy cơ OCD cao hơn. Đây chưa hẳn là do di truyền, mà có thể bé bị ảnh hưởng của bởi việc tiếp xúc với người thân bị ám ảnh cưỡng chế và quan sát cách người đó chiến đấu với bệnh đã đủ khiến bé bị ám ảnh phần nào.
Trong một số trường hợp hiếm hoi, bé có thể phát triển một số triệu chứng của OCD sau khi bị nhiễm trùng liên cầu. Song, vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh khả năng này vì có thể nhiễm trùng liên cầu chỉ làm các triệu chứng ở một trẻ có mầm mống OCD trở nên nặng và dễ phát hiện hơn[14].
Trên phương diện thần kinh thì các nhà khoa học đã phát hiện trẻ với OCD có hoạt động bất thường ở nhiều phần của vỏ não (như orbitofrontal cortex, anterior cingulate cortex), thể vân và phần đồi thị (là các phần sâu bên trong não). Các bất thường liên quan đến các chất dẫn truyền và hóc-môn thần kinh (như serotonin, dopamine, glutamate) cũng được phát hiện.
Về di truyền thì các nghiên cứu chỉ ra khoảng 25% người bị OCD có người thân trong gia đình bị OCD.
Hướng xử lý
Đáng chú ý là khi thấy bé có biểu hiện làm lặp đi lặp lại một việc do OCD thì ba mẹ cần tránh nhầm lẫn với tính kiên trì. Thật vậy OCD khiến bé lặp lại việc làm trong sự ám ảnh nên thường rất khắc khổ, đôi khi đi kèm với tự kỷ hay độc thoại nội tâm hoặc bằng lời.
Cách đối trị
Việc đầu tiên cần làm khi phát hiện bé có dấu hiệu của OCD là liên hệ ngay chuyên gia tâm lý, chẳng hạn như đội ngũ chuyên gia của Smiley để nhận được sự tư vấn chuyên nghiệp.
Dựa vào đó chuyên gia nhiều khả năng sẽ khuyên ba mẹ theo một trong hai hướng sau, hoặc là phối hợp cả hai[14][15] :

Liệu pháp bằng lời
Chuyên gia sẽ nói chuyện với bé và với ba mẹ nhằm giúp bé đối diện với những nỗi ám ảnh ở mức độ vừa phải. Liệu pháp thường được dùng là “liệu pháp nhận thức hành vi - cognitive behavioural therapy (CBT)[16] bao gồm:

  • Trò chuyện với chuyên gia nhằm phân nhỏ vấn đề đang gặp phải thành các vấn đề nhỏ hơn chẳng hạn như suy nghĩ, cảm giác, trong suy nghĩ hay trên cơ thể, hành vi;

  • Khuyến khích bé đối diện với nỗi ám ảnh một cách khoa học, lý trí trong vòng tay trợ giúp của ba mẹ và mọi người mà không có sự ép buộc, trách phạt. Thông thường, chuyên gia sẽ bắt đầu với những nỗi lo âu nhỏ rồi mới tiến đến các nỗi lo lớn và phức tạp hơn.

Thông thường sẽ cần 8-20 buổi trò chuyện trực tiếp với chuyên gia để tháo gỡ nỗi ám ảnh của bé. Không dừng lại ở đó, khi về nhà, ba mẹ cũng cần chia sẻ với bé để phát hiện ra những góc khuất mà bé chưa kịp nói với chuyên gia.
Dùng thuốc
Trong một số trường hợp mà liệu pháp bằng lời không hiệu quả (ví dụ như bé chưa phát triển phù hợp về mặt ngôn ngữ, hay không trung thực với chuyên gia thì dùng thuốc cũng là một lựa chọn khả dĩ. Cụ thể một số loại thuốc chống trầm cảm giúp ức chế tái hấp thu serotonin (SSRIs)có thể được kê đơn. SSRIs tác động trực tiếp lên hoạt động của serotonin, vốn là một nội tiết tố có nhiều tác dụng. Do đó việc dùng SSRI nhất thiết phải được chỉ định và có sự theo dõi của chuyên gia. Nếu không bé có thể phải đối mặt với một số tác dụng phụ nguy hiểm bao gồm:

  • Cảm giác bị kích động, run rẩy hoặc lo âu nhiều thêm;

  • Trầm trọng thêm tình trạng ám ảnh cưỡng chế hoặc chuyển đổi sang một đối tượng ám ảnh khác;

  • Hoảng sợ;

  • Xuất hiện một số dạng ám ảnh lo âu khác như sợ không gian rộng, sợ giao tiếp xã hội.

Với rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm, chúng tôi khuyến cáo chỉ dùng thuốc khi liệu pháp bằng lời không hiệu quả hoặc bé có các biểu hiện cấp tính. Ngay cả trong trường hợp đó, ba mẹ cũng không được tự cho con dùng thuốc mà không có chỉ định của chuyên gia.
Một điều vô cùng quan trọng nữa là bé thường học cách nhìn nhận cuộc sống từ ba mẹ và người thân. Do đó để giúp con vượt lên nỗi ám ảnh thì bản thân ba mẹ cần có hiểu biết, thái độ bình thản và ứng phó thông minh với những thử thách cuộc sống nói chung và chính đối tượng làm bé ám ảnh nói riêng.
Cách đề phòng
Cơ bản OCD có cội nguồn là một số đối tượng gây ám ảnh cụ thể, cho nên quá trình đề phòng bắt đầu trực tiếp từ việc hạn chế tiếp xúc và hiểu đúng về các mối nguy cơ. Ví dụ như COVID-19 thực tế chỉ bị lây qua một số tiếp xúc khá là trực tiếp, do đó cần thuyết phục bé rằng nếu đề phòng đúng cách thì khả năng nhiễm bệnh được hạn chế rất nhiều.
Ngoài ra việc xây dựng mối quan hệ khăng khít và tin tưởng giữa bé với ba mẹ, anh chị em và các thành viên khác trong gia đình sẽ giúp bé cảm giác an toàn và hợp tác nếu chẳng may mắc bệnh.
Ba mẹ cần khéo léo quan sát bé để nhận ra các dấu hiệu bất thường như sau[13] cùng với các triệu chứng đã trình bày ở trên: 
Cách đề phòng
Cơ bản OCD có cội nguồn là một số đối tượng gây ám ảnh cụ thể, cho nên quá trình đề phòng bắt đầu trực tiếp từ việc hạn chế tiếp xúc và hiểu đúng về các mối nguy cơ. Ví dụ như COVID-19 thực tế chỉ bị lây qua một số tiếp xúc khá là trực tiếp, do đó cần thuyết phục bé rằng nếu đề phòng đúng cách thì khả năng nhiễm bệnh được hạn chế rất nhiều.
Ngoài ra việc xây dựng mối quan hệ khăng khít và tin tưởng giữa bé với ba mẹ, anh chị em và các thành viên khác trong gia đình sẽ giúp bé cảm giác an toàn và hợp tác nếu chẳng may mắc bệnh.
Ba mẹ cần khéo léo quan sát bé để nhận ra các dấu hiệu bất thường như sau[13] cùng với các triệu chứng đã trình bày ở trên: 

  • Bé dành nhiều thời gian ở một mình hồi lâu một cách bất thường (trong nhà vệ sinh, khi thay quần áo, làm bài tập, ở sân chơi…);

  • Bé thường tự hỏi hay tự phán xét, có những nỗ lực thái quá nhằm tự trấn an mình;

  • Cần nhiều thời gian (so với các bé cùng trang lứa) để làm những việc đơn giản, chẳng hạn như tắm rửa, đi vệ sinh, ăn uống;

  • Trì hoãn hoặc chậm trễ vĩnh viễn một số việc nào đó mà bé hoàn toàn có khả năng thực hiện;

  • Tăng sự chú ý đến những chi tiết chi li, nhỏ nhặt;

  • Có phản ứng cảm xúc thái quá với một số chuyện nhỏ

  • Khó ngủ;

  • Thức khuya để cố hoàn thành một số việc;

  • Thay đổi rõ rệt trong thói quen ăn uống;

  • Đối diện với cuộc sống một cách chật vật;

  • Gia tăng sự cáu kỉnh và thiếu quyết đoán.

Hình 5. Bé bị OCD có thể cáu kỉnh và thiếu quyết đoán, ngay cả khi chơi
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là một bệnh phổ biến với hậu quả nguy hiểm, song ba mẹ có thể tinh tế quan sát bé để phát hiện sớm các dấu hiệu. Khi đó, hãy liên hệ với Smiley để được chuyên gia tư vấn và điều trị sớm.
Ngoài Rối loạn tăng động (ADHD), giảm chú ý và Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) thì Rối loạn phổ tự kỷ (ASD) cũng là một bệnh nhận thức phổ biến hạn chế khả năng tập trung phổ biến ở trẻ. Trong bài “Rối loạn phổ tự kỷ (ASD)” chúng tôi sẽ trình bày riêng về bệnh rối loạn này.
 

Tài Liệu Tham Khảo

[1] Stewart, Lara Hardie. “The Psychological Differences Easterners and Westerners — Opening Up Social Philosophy.” The psychological differences Easterners and Westerners, Real Talk Philosophy, https://www.realtalkphilosophy.org/the-psychological-differences-easterners-and-westerners. Accessed 8 May 2023.
[2] Kuwabar, Megumi. “East vs. West – Developmentally Early Differences in Attention East vs. West – Developmentally Early Differences in Attention.” 22nd Congress of the International Association for Cross-Cultural Psychology, 2016, pp. 345-349. East vs. West–Developmentally Early Differences in Attention, https://scholarworks.gvsu.edu/iaccp_papers/177/. Accessed 8 5 2023.
[3] Balota, D. A., and Elizabeth J. Marsh, editors. Cognitive Psychology: Key Readings. Psychology Press, 2004. Accessed 9 May 2023.
[4] Learning Assessment and Neurocare Centre Limited trading as LANCUK. “Attention Deficit Disorder - Lanc UK.” Learning Assessment and Neurocare Centre, Learning Assessment and Neurocare Centre Limited trading as LANCUK, 16 3 2020, https://www.lanc.org.uk/related-conditions/attention-deficit-disorder-adhd/. Accessed 18 May 2023.
[5] National Health Service England. “Anxiety in children.” Anxiety in children - NHS, National Health Service England, 9 1 2023, https://www.nhs.uk/mental-health/children-and-young-adults/advice-for-parents/anxiety-in-children/. Accessed 13 May 2023.

[6] Vinmec. “Rối loạn tăng động, giảm chú ý ở trẻ em (ADHD).” Vinmec, Công ty Cổ phần Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/roi-loan-tang-dong-giam-chu-y-o-tre-em-adhd/. Accessed 9 May 2023.
[7] ADAA, The Anxiety and Depression Association of America. “Screening for an Anxiety Disorder: Children.” Anxiety and Depression Association of America, ADAA, The Anxiety and Depression Association of America, 19 10 2021, https://adaa.org/living-with-anxiety/ask-and-learn/screenings/screening-anxiety-disorder-children. Accessed 14 5 2023.
[8] Clinic, Mayo. “Attention-deficit/hyperactivity disorder (ADHD) in children - Symptoms and causes.” Mayo Clinic, 25 June 2019, https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/adhd/symptoms-causes/syc-20350889. Accessed 10 May 2023.
[9] CDC, USA. “Symptoms and Diagnosis of ADHD | CDC.” Centers for Disease Control and Prevention, 9 August 2022, https://www.cdc.gov/ncbddd/adhd/diagnosis.html. Accessed 11 May 2023.
[10] Additude. “ADHD Medications and Natural Treatments: User Reviews of ADD Meds.” ADDitude, https://www.additudemag.com/category/explore-adhd-treatments/treatment-reviews/. Accessed 11 May 2023.
[11] Kahathuduwa, Chanaka N., and Ann Mastergeorge. “Effects of L-theanine–caffeine combination on sustained attention and inhibitory control among children with ADHD: a proof-of-concept neuroimaging RCT.” Nature scientific reports, vol. 6, no. 12, 2020, p. 12749, https://www.nature.com/articles/s41598-020-70037-7. Accessed 12 May 2023.

[12] Tanir, Yaşar, and Murat Coşkun. “Exacerbation of obsessive compulsive disorder symptoms in children and adolescents during COVID-19 pandemic.” Psychiatry Research, vol. 293, 2020, p. 113363, https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0165178120319454?casa_token=zT5w66jOaQYAAAAA:jwEQhLQOlfsRQEV0ivk3YeYmIxVn-pW5K1SRSoUmJsOEMkbXkumpAwO-xs7t1EgEXtkJS0Y. Accessed 14 5 2023
[13] CDC, USA. “Obsessive-Compulsive Disorder in Children | CDC.” Centers for Disease Control and Prevention, 8 3 2023, https://www.cdc.gov/childrensmentalhealth/ocd.html. Accessed 14 5 2023.
[14] National Health Service, England. “Treatment - Obsessive compulsive disorder (OCD).” NHS, 4 4 2023, https://www.nhs.uk/mental-health/conditions/obsessive-compulsive-disorder-ocd/treatment/. Accessed 15 May 2023.
[15] International OCD Foundation. “Managing OCD in Your Household - OCD in Kids.” OCD in Kids, International OCD Foundation, 21 4 2022, https://kids.iocdf.org/for-parents/managing-ocd-in-your-household/. Accessed 15 May 2023.
[16] Raisingchildren. “OCD in children & teenagers.” Raising Children Network, 31 December 2022, https://raisingchildren.net.au/school-age/health-daily-care/school-age-mental-health-concerns/ocd. Accessed 18 May 2023.
[16] Spiro, Linda. “The Parents' Role in OCD Treatment.” Child Mind Institute - The Parents' Role in OCD Treatment, Child Mind Institute, 20 February 2023, https://childmind.org/article/kids-and-ocd-the-parents-role-in-treatment/. Accessed 18 5 2023.

[17] Obsessive-Compulsive Disorder UK. “What is Cognitive Behavioural Therapy (CBT)?” OCD-UK, Obsessive-Compulsive Disorder UK, 8 5 2020, https://www.ocduk.org/overcoming-ocd/cognitive-behavioural-therapy/. Accessed 18 5 2023.
 

← Bài trước Bài sau →