Cột mốc phát triển quan trọng của trẻ lên hai

Cột mốc phát triển quan trọng của trẻ lên hai

Cột mốc phát triển quan trọng của trẻ lên hai

Cách một em bé chơi đùa, học hỏi, nói chuyện, hành động và di chuyển là những dấu hiệu quan trọng phản ánh sự phát triển của bé. Cột mốc Phát triển là những điều mà đa phần (khoảng trên 70%) các bé ở một độ tuổi cụ thể có thể  thực hiện được.

Phần lớn các bé lên 2 làm được gì?

Cột Mốc Cảm Xúc/Tương Tác Xã Hội

  • Nhận ra người khác đang buồn, vui hay bực bội, ví dụ như bé sẽ im lặng, đứng yên quan sát khi thấy ai đó khóc.
  • Bé nhìn vào bạn và xem phản ứng của bạn trước sự việc. 

 

Cột Mốc Ngôn Ngữ/Giao Tiếp

  • Chỉ vào sách khi bạn đang nói về vật đó, ví dụ như “Bé gấu đâu nhỉ?” 
  • Nói được hai từ liền nhau, như là “Thêm sữa!” 
  • Khi bạn hỏi về cơ thể bé, con chỉ được ít nhất hai bộ phận trên người. 
  • Bên cạnh vẫy tay và chỉ trỏ, bé đã biết thực hiện nhiều cử chỉ hơn như như là hôn gió hoặc gật đầu đồng ý, bye bye,...

 

Cột Mốc Về Nhận Thức (Học Tập, Suy Nghĩ, Giải Quyết Vấn Đề)

  • Giữ đồ vật trong một tay khi tay kia đang đang làm gì đó khác; Ví dụ như một tay giữ xe, tay kia bé biết tháo chi tiết ra.  
  • Tập sử dụng các công tắc, núm, nút trên đồ chơi.
  • Chơi với nhiều món đồ chơi cùng lúc, ví dụ như bé chơi đồ hàng, …

Cột Mốc Vận Động Và Phát Triển Thể Chất

  • Đá một trái bóng
  • Chạy nhảy 
  • Đi lên (không phải leo, bò) cầu thang được một vài bước mà không cân người thân hỗ trợ

  • Biết ăn bằng muỗng

Một số điểm quan trọng bạn cần chia sẻ với bác sĩ

  • Một vài hoạt động của bé và người thân thường thực hiện?
  • Một vài hoạt động bé yêu thích?
  • Có điều gì bé đang làm hoặc chưa làm được khiến bạn lo lắng không?
  • Có kỹ năng nào trước đây bé đã làm được nhưng hiện tại không thực hiện được nữa không?
  • Bé có sinh non không? Hay sức khỏe của bé cần hỗ trợ đặc biệt gì về y tế?

Một số gợi ý: Bạn có thể chơi gì với bé hai tuổi

Như người thầy đầu tiên của con, bạn có thể giúp bé học và phát triển não bộ. Hãy thử một vài gợi ý dưới đây nhé. Bạn cũng có thể nói chuyện với bác sĩ của bé hoặc thầy cô của bé nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc ý tưởng gì để giúp bé phát triển hơn.

  • Giúp bé học ngôn ngữ, ngay cả khi bé chưa nói rõ từ. Ví dụ, nếu bé nói “chúi chúi” bạn có thể nói rõ thêm “Con muốn thêm chuối đúng không?”.
  • Quan sát con khi chơi. Ở tuổi này bé chơi cạnh bạn khác nhưng vẫn chưa biết chia sẻ đồ hoặc giải quyết các vấn đề phát sinh. Hãy chỉ con bạn biết cách giải quyết vấn đề khi có xung đột xảy ra bằng việc chia sẻ hoặc chờ đến lượt hay sử dụng từ ngữ giao tiếp đơn giản. 
  • Nhờ bé giúp chuẩn bị cho bữa ăn như nhờ bé mang bàn ra, chuẩn bị ly nhựa, khăn ăn. Nhớ cảm ơn bé sau khi bé đã hoàn thành công việc nhé! 

Người dịch và tổng hợp: Hiền Ân

Click vào đây để xem thêm các Gợi ý

 

 

← Bài trước
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.
Bình luận của bạn sẽ được duyệt trước khi đăng lên

Bình luận