Chơi là chìa khóa giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động

Chơi là chìa khóa giúp trẻ phát triển kỹ năng vận động

Chơi với trẻ mầm non: Tầm quan trọng cho việc phát triển các kỹ năng vận động cho trẻ

Chơi là một trong những cách chính để trẻ học hỏi, và lớn lên. Cách chơi phù hợp giúp trẻ phát triển toàn diện, bao gồm cả các kĩ năng vận động.

Vận động giúp trẻ tăng sức mạnh cơ bắp, xương khớp dẻo dai và cho trẻ cơ hội để hoạt động thể chất. Bên cạnh đó, trẻ sẽ tự tin hơn khi trẻ có thể trèo cao hơn, chạy nhanh hơn và nhảy xa hơn mọi lúc khi vận động.

Và khi con của bạn có nhiều thời gian hoạt động thể chất trong ngày, trẻ sẽ cảm thấy khỏe và sảng khoái.

Khuyến cáo ở Úc cho rằng, trẻ mầm non nên hoạt động ít nhất 3 giờ mỗi ngày. Hoạt động tích cực như chạy, nhảy hay các công việc yên tĩnh hơn như cất đồ chơi, giúp đỡ việc nhà hoặc đi bộ.

 

Trẻ mẫu giáo đã làm được gì

Trẻ ở tuổi này thường giàu năng lượng, mặc dù mức độ và kiểu hình vận động khác nhau ở mỗi trẻ.

Vào khoảng 3 – 4 tuổi, trẻ sẽ dễ dàng:

  • Tự mặc quần áo
  • Sử dụng kéo thành thục
  • Lái scooter
  • Lái xe đạp 3 bánh vào khoảng 4 tuổi và bắt đầu thử xe 2 bánh
  • Nhảy qua vật nhỏ và tự đu xích đu 
  • Đi lên xuống cầu thang không cần tay vịn
  • Phối hợp vận động tốt hơn – ví dụ, trẻ có thể đá banh với cả chân phải và trái
  • Có thể đứng trên một chân trong khoảng thời gian ngắn (chân phải và chân trái)

Vào khoảng 5 tuổi, trẻ mạnh hơn và khéo léo hơn, trẻ có thể:

  • Nhảy lò cò trên cả hai chân
  • Học nhảy xa
  • Mặc quần áo không cần trợ giúp
  • Cột dây giày
  • Ném, đánh banh với gậy hoặc vợt, bật nảy banh.

Ở tuổi này, trẻ muốn chơi các trò chơi có tính tổ chức cùng những luật lệ đơn giản với các trẻ khác, ví dụ như rượt đuổi hoặc heo con ở giữa “piggy in the middle”.

Va chạm nhỏ và té ngã thường xuyên xảy ra khi trẻ hoạt động thể chất tới giới hạn, đây cũng là một phần quan trọng trong quá trình học hỏi và phát triển.

Nếu con của bạn không có xu hướng tương tác với các trẻ khác hoặc gần như thụ động, nên nói chuyện với bác sĩ chuyên gia để trẻ được thăm khám đánh giá kĩ hơn.

 

Các ý tưởng chơi vận động với trẻ mẫu giáo

Trẻ nhỏ cần các hoạt động phát triển vận động để kích thích tư duy cũng như sư nhạy bén. Dành thời gian cùng con tham gia các hoạt động dưới đây, để cùng con trải qua quãng thời gian phát triển tuyệt vời nhất:

  • Đưa cho trẻ một số vật dụng thể thao phù hợp như banh, gậy hoặc túi đậu có thể ném.
  • Cho trẻ một số hộp các tông lớn để trẻ có thể leo lên, bò qua hoặc đẩy chúng đi xung quanh.
  • Mượn hoặc mua cho trẻ một chiếc xe thăng bằng hoặc xe đạp có bánh phụ - trẻ khoảng 4 tuổi sẽ rất thích. Nếu như khoảng cách không quá xa, hãy cùng trẻ đi bộ, hoặc lái scooter hoặc lái xe đạp đến đó – nhớ cho trẻ mang mũ bảo hiểm.

  • Dành thời gian chơi ngoài trời ở công viên, khu vui chơi thiếu nhi, sân nhà, trên bãi biển hoặc ở sân bóng. Di chuyển vòng quanh trên nhiều bề mặt khác nhau giúp phát triển cơ bắp, sự dẻo dai và thăng bằng.
  • Cùng chơi trò chơi vượt chướng ngại vật, đi tìm kho báu hoặc đường đua bằng phấn ngoài trời với con bạn. Trò vui này sẽ giúp trẻ học cách lên kế hoạch hành động và tích cực tham gia. 
  • Nghe nhạc và nhảy múa cùng trẻ. Bạn có thể cùng con sáng tạo các điệu múa cùng với nhau. Bạn có thể dùng vải để làm phụ kiện cho việc nhảy múa thú vị hơn, với cái này, trẻ có thể di chuyển cơ thể với những cách mới mẻ.
  • Chơi “thô bạo (rough – and – tumble play). Trẻ mầm non là những đứa trẻ nghịch ngợm thích đấu vật, bò và leo lên người ba mẹ, anh chị em và bạn bè chúng.
  • Hòa mình cùng thiên nhiên – lúc đi dạo, trẻ có thể thu thập lá, cành cây hoặc các viên sỏi để làm đồ thủ công hoặc chơi giả định khi về nhà.

Các hoạt động yên tĩnh, nhẹ nhàng cũng đóng vai trò quan trọng không kém các trò chơi ồn ào và tốn nhiều năng lượng khác. Ví dụ, trẻ mẫu giáo có thể thử nghiệm các hành động nhỏ thông qua các ngón tay như:

  • Chơi cắm chốt
  • Đất sét
  • Chơi lego
  • Vẽ, nguệch ngoạc và viết
  • Cắt dán
  • Chơi cát

Trẻ học từ quan sát người lớn, do đó, nếu bạn muốn trẻ năng động, các bậc cha mẹ cũng cần trở nên tích cực trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, hoạt động nhiều hơn và cùng con làm những việc đơn giản nhiều hơn

Thiết bị điện tử và vận động thể chất

Bạn có thể sử dụng thiết bị điện tử để khuyến khích trẻ vận động tốt hơn.

 

Ví dụ:

  • Lên kế hoạch đi bộ với bản đồ trực tuyến
  • Quay video quá trình trẻ học một kỹ năng mới, như lái xe đạp, và cho trẻ xem lại để trẻ có thể thấy được mình đã đạt được điều đó như thế nào
  • Chọn trò chơi video nhảy múa hoặc đối kháng thể thao ảo

Hãy nhớ rằng – cần cân bằng thời gian xem màn hình và sử dụng các thiết bị điện tử. Thực hiện nhiều hoạt động khác nhau sẽ tốt cho sự phát triển của con bạn, bao gồm chơi thể chất, chơi giả vờ và sáng tạo, chơi xã hội và đọc sách, cũng như chơi với các thiết bị kỹ thuật số.

Bạn nên suy nghĩ xem con bạn dành bao nhiêu thời gian để ngồi yên – ví dụ như ngồi trên ghế ô tô hoặc xe đẩy. Điều này sẽ không quá một giờ tại một thời điểm.

 

← Bài trước Bài sau →